
Sàn nhựa tự dán keo khi đưa vào một công trình cần đảm bảo được các yếu tốt về độ bền, tính an toàn, chống nước và chống trơn trượt. Vậy nên sử dụng chúng cho những công trình nào để có thể phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của loại vật liệu này?
Sàn nhựa dán keo là gì?
Là loại vật liệu sàn nhựa giả gỗ được cấu tạo từ nhựa PVC hay nhựa SPC nguyên sinh, bột đá và các chất phụ gia kết dính khác. Chúng có tên gọi là sàn nhựa dán keo bởi có đặc điểm là được liên kết với bề mặt sàn nhà bằng lớp keo dán sàn nhựa chuyên dụng kết dính.
Gồm 2 dạng là sàn nhựa có keo dán sẵn và sàn nhựa tự dán keo.
Khi thi công, người thợ thi công phải phết một lớp keo đủ tiêu chuẩn lên bề mặt sàn. Khi lớp keo khô và ngả sang màu vàng thì tiến hành lắp đặt sàn nhựa trên lớp keo đó. Do vậy chúng được gọi là sàn nhựa giả gỗ dán keo. Tên gọi này cũng giúp phân biệt chúng với sàn nhựa hèm khóa và sàn nhựa xương cá.
Các lớp cấu tạo của sàn nhựa vân gỗ dán keo
Sàn nhựa vân gỗ dán keo được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo về kỹ thuật với 5 lớp cấu tạo bao gồm:
Lớp phủ UV
Bao gồm 3 lớp UV được phủ trên bề mặt sàn phẩm. Có màu trong suốt, giúp bảo vệ sàn nhựa khỏi ánh nắng mặt trời. Giúp sàn không bị phai màu, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho sàn nhựa.
Lớp bảo vệ Vinyl Wearlayer
Là lớp trong suốt có tác dụng bảo vệ bề mặt sàn nhựa. Chống trầy xước và tăng khả năng chịu lực tác động cho ván sàn.

Lớp hoa văn
Là lớp Film được phủ màu sắc và hoa văn mô tả gỗ tự nhiên với độ chính xác 99%. Hiện nay có rất nhiều màu sắc khác nhau giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho sàn nhà của bạn.
Lớp lõi chính
Lớp cấu tạo này bao gồm các thành phần nhựa PVC, SPC, bột đá và các chất phụ gia khác. Là lớp chịu lực chính của tấm sàn, giúp sàn nhựa chống cong vênh và co ngót.
Lớp đế
Lớp đế cao su chống hơi ẩm bốc lên từ nền nhà, tăng tính ổn định cho ván sàn.
Nên sử dụng sàn nhựa dán kéo cho công trình nào?
Vấn đề hạn chế của sàn nhựa vân gỗ dán keo là gì?
Khi bạn muốn thi công lắp đặt sàn nhựa bạn thường sẽ đặt ra những câu hỏi như: “sàn nhựa giả gỗ dán keo có bền không?” “chúng có tốt không?” “có nên dùng sàn nhựa tự dán keo cho nhà tắm không?”….
Sàn nhựa giả gỗ dán keo có cách thi công là được trải một lớp keo lên bề mặt sàn rồi tiến hành lắp đặt sàn nhựa trên lớp keo đó. Lớp keo này khi gặp nước, hóa chất hay dầu mỡ… hoặc không khí nồm, ẩm ướt sẽ dễ bị mất đi tính kết dính. Điều đó khiến cho mặt sàn nhựa giả gỗ bị bung ra và phải sửa chữa lại.

Vậy những công trình nào nên sử dụng sàn dán keo?
Vì lý do đó, đối với những công trình có mục đích sử dụng lâu dài như các công trình thi công sàn nhựa cho nhà ở, trường học, bệnh viện… chúng tôi không tư vấn bạn nên sử dụng sàn nhựa giả gỗ dán keo. Vì độ bền của chúng đảm bảo trong 7 – 10 năm thì lớp keo liên kết sẽ bị mất dần tính liên kết.
Sàn nhựa dán keo phù hợp với các công trình thiết kế văn phòng công ty, quán trà sữa, cửa hàng quần áo, quán café… hay những công trình cho thuê. Bởi các công trình này trong vài năm là sẽ thi công lại để làm mới không gian nên chúng không yêu cầu độ bền sản phẩm quá lâu dài.
Hơn nữa với những công trình ngắn hạn như trên thì sàn nhựa vân gỗ có keo dán sẵn sẽ khá phù hợp cho bạn. Bởi không những vật liệu này có giá rẻ mà còn đạt được tính thẩm mỹ cao cho không gian của bạn.

Khi sử dụng sàn nhựa cho công trình của mình. Nếu bạn chọn đúng được sàn nhựa chất lượng tốt, keo dán đạt chuẩn của nhà sản xuất. Thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sàn nhựa giả gỗ dán keo có độ bền lên đến 10 năm.
Trên đây là những chia sẻ của Tân Thịnh Phát về những công trình nên sử dụng vật liệu sàn nhựa dán keo để giúp bạn tìm được cho mình loại vật liệu phù hợp nhất với công trình của mình!